Nikon D810 :
- Máy đẹp 90%
- Hoạt động tốt
- Phụ kiện pin, sạc, dây đeo máy
Đánh giá ưu điểm Nikon D810
– Dải tần nhạy sáng (dynamic range) tại ISO 64 có chất lượng hàng đầu có thể sánh được với các loại máy medium format
– Cảm biến 36MP không bộ lọc quang thấp (OLPF) cho hình ảnh có độ phân giải cao
– Ảnh in ra có màu sắc tuyệt vời, đặc biệt là gam màu xanh và vàng ấm áp
– Các tính năng lấy nét tự động bám chủ thể, nhận dạng khuôn mặt xuất sắc có thể so sánh với mắt thường
– Khả năng bù trừ ánh sáng dựa trên định lượng điểm sáng
– Khả năng đo sáng tại điểm lấy nét tự động
– Gương lật và màn trập được hạn chế tiếng ồn với rèm điện tử ở chế độ Mirror Up
– Chụp liên tục 5fps ở chế độ FX, 7fps ở chể độ DX (với báng và pin EN-EL18 / AA)
– Bộ xử lý ảnh EXPEED 4 hoạt động xuất sắc
– Thiết kế thân thiện nhân trắc học, hệ thống menu dễ sử dụng
– Khả năng chụp Auto ISO có thể được lập trình cho kết quả xuất sắc, với các cài đặt tối thiểu hóa tốc độ màn trập
– Kính ngắm công nghệ OLED có độ bao phủ 100%
– Chế độ quay Video được hỗ trợ bởi tính năng Flat Picture Control rất hiệu quả
– Cổng HDMI xuất được file ảnh và video không nén
– Hỗ trợ tính năng chụp Time-lapse mượt khi phơi sáng dài
Đánh giá nhược điểm Nikon D810
– Tính năng rèm điện tử ở chế độ Mirror Up khó dùng
– Khả năng lấy nét tự động suy giảm trong điều kiện ánh sáng yếu
– Các điểm AF rìa, cũng kém nhạy trong điều kiện ánh sáng không lý tưởng
– Khả năng chụp thiếu sáng tại ISO cao chưa xuất sắc
– Ảnh định dạng JPEG không sắc nét khi so với một vài đối thủ cùng phân khúc
– Tính năng quay video bị hạn chế khi so sánh với các máy ảnh không gương lật
– AF chậm trong chế độ Live View, AF không ổn định khi quay video
Hơn hai năm kể từ khi D800 ra mắt, Nikon hôm nay chính thức nâng cấp chiếc máy DSLR dùng cảm biến full-frame (FX) này với nhiều tính năng được bổ sung mang tên Nikon D810. Thiết kế của thân máy không có nhiều thay đổi đáng kể mà Nikon tập trung nâng cao khả năng quay phim cũng như chụp hình cho máy ảnh. Nikon từ lâu bị coi yếu thế hơn Canon ở khoản trang bị tính năng quay phim cho DSLR nhưng với Nikon D810, khoảng cách đó đang được rút ngắn lại.
Hãy nói về những nâng cấp cho tính năng quay phim trước tiên, đó cũng là thay đổi đáng kể nhất trên Nikon D810 so với Nikon D800. Vẫn sử dụng cảm biến full-frame với độ phân giải 36.3MP và bộ xử lý Expeed 4 nhưng Nikon D810 có thêm những điểm mới nhằm tăng chất lượng cho hình ảnh và những thước phim. Đầu tiên là một cấu hình (profile) video được thêm mới là Flat (phẳng). Nikon nói rằng khi đặt ở thiết lập này, người dùng sẽ có thể chỉnh sửa hậu kỳ dễ dàng hơn với những đoạn video vừa quay. Nikon D810 cũng có tính năng hiển thị đường sọc (zebra stripe) khi quay nhằm cho tác giả biết thước phim đó có dư sáng hay không. Về phần cứng, Nikon bổ sung 2 micrphone phía trước của máy để ghi hình với âm thanh stereo thay vì mono như trước. Một số nâng cấp khác bao gồm dải ISO rộng hơn khi quay phim (64 tới 12800), chế độ Auto ISO cũng có khi quay phim ở chế độ chỉnh khẩu và tốc tay (manual), khả năng quay phim Full-HD ở 60p (NTSC) hay 50p (PAL).
Nikon D810 được trang bị cho một màn hình LCD phía sau với độ phân giải cao hơn giúp người dùng xem lại video hay hình ảnh ở chất lượng cao hơn, viewfinder có thành phần OLED, bộ xử lý hình nhanh hơn, pin cho thời gian sử dụng lâu hơn, dải ISO rộng hơn khi chụp, tốc độ chụp liên tiếp nhanh hơn một chút. Dĩ nhiên là D810 cũng không có bộ lọc low-pass. Nikon cho biết sẽ bắt đầu bán ra D810 từ 17 tháng 7 tới với giá cho riêng body là 3299 USD. Như vậy mức giá đề xuất ban đầu của Nikon D810 là đắt hơn so với D800 tuy nhiên nó vẫn dễ chịu hơn so với đối thủ Canon 5D Mark III ở cùng phân khúc.
Thông số kỹ thuật Nikon D810:
Cảm biến Full-frame 36.3MP
BXL hình Expeed 4
ISO 64-12800
51 điểm lấy nét
Màn hình LCD 3″2 độ phân giải 1229k
Chụp liên tiếp 5fps
Quay phim Full-HD ở 60p
Chuẩn MPEG-4, nén H.264
Microphone stereo
Khe thẻ SD, CF
Pin EN-EL15
Trọng lượng 880g
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.